Sunday, March 24, 2013

Thương lắm, fashionista


Fashionista, những chàng trai cô gái ăn mặc đẹp, thời trang, phong cách mọi lúc mọi nơi.
Fashionista, không hẳn là người có nhiều tiền nhất, nhưng là người biết cách kết hợp quần áo để tạo ấn tượng nhất.
Fashionista, trong túi còn đúng 200k thì bỏ ra mua quyển Vogue/GQ mới nhất.
Fashionista, nhìn một mẫu quần áo có thể đọc ra vanh vách mẫu này là của nhà nào, mùa nào, show nào.
Fashionista, không phải celebrity, nhưng có khi lại ăn mặc đẹp hơn, sành điệu hơn cả A-list celebrity.
Fashionista, khi bị người yêu bỏ thật dễ biết, tự dưng ăn mặc tồi tàn, tóc tai cẩu thả. Khi nào thấy họ chẳng thiết đến quần là áo lượt nữa, thì biết đó là lúc "trái tim em đang vụn vỡ".
Fashionista ở Sài Gòn biến thiên từ các stylist, fashion editor, make up artist, fashion designer cho đến các cô cậu làm việc trong ngành truyền thông, tài chính…Họ là linh hồn của các events/parties bởi nơi nào muốn “xôm tụ”, nơi đó phải tập hợp được đáng kể các fashionista chịu khó diện đồ và chụp hình.
Có người ngưỡng mộ họ, theo dõi facebook, AnyArena để xem hình họ, học hỏi cách họ phối đồ.
Có người nói họ phù phiếm, nông cạn, làm quá, chả có gì chỉ suốt ngày quần quần áo áo.

Vậy đâu là gương mặt thật của các fashionista? Có những cuộc trò chuyện giữa họ diễn ra như thế này:

Đối thoại 1 giữa 3 người:
A: Mày mặc gì đi show X?
B: Có hai options: váy minimalism màu đen tay màu tím Thu Đông, hoặc là quần ông già vàng xắn gấu áo thun đen.
C: Option 2 đi, ở đó tối lắm, có màu sắc chút cho nổi.
A: Hay quần vàng và áo floral? Mùa này tụi nó không mặc floral nữa đâu, mày mặc là thành nổi bật nhất đó.

Đối thoại 2, giữa 2 người:
A: Mai mày đi Hongkong xem show Loewe mặc đồ gì?
B: Áo vest trắng, shirt trắng, jeans wax trắng, giày Adidas, clutch 3.1 Phillip Lim và silver accessories.


Có người sẽ lắc đầu lè lưỡi, trời ơi có quần áo thôi mà làm gì phải suy nghĩ dữ vậy. Nếu bạn đọc kỹ từng câu nói của họ, sẽ thấy mỗi một câu trả lời là cả một quá trình cân nhắc, suy nghĩ, tính toán. Fashionista không cẩu thả, xuề xòa khi đi ra ngoài, nhất là đến các event/fashion show. Họ không mặc quơ quào một cái quần và một cái áo. Mỗi lần xuất hiện, họ muốn mình là người đẹp nhất, nổi bật nhất nhưng phải tỏa sáng một cách tinh tế chứ không gồng, không “la hét”. Trước mỗi event, họ đều phải xem xét 1001 phương diện: "Event tổ chức ở đâu? Không khí/ánh sáng nơi đó như thế nào? Những người tham dự là ai? Họ có khuynh hướng ăn mặc như thế nào? Nếu như thế, như thế thì mình phải mặc gì để khác biệt?” Sau khi xem xét mọi yếu tố ngoại cảnh, họ mới xem lại wardrobe của mình xem mặc gì là phù hợp nhất. Mùa này trend gì? Màu gì? Kiểu gì? Quần nào phối với áo nào? Túi gì? Giày gì? Với phụ nữ thì còn thêm cả tóc tai và make up. Option này rồi option kia, cân nhắc đủ đường. Suy nghĩ không phải chỉ trong nửa tiếng là ra, có khi nghĩ suốt mấy ngày đau đầu nhức óc.  Quá trình suy nghĩ, tính toán xem mặc đồ gì của các fashionista tốn neuron thần kinh không kém gì tính toán chứng khoán, tài chính.

Một vài quy tắc của các fashionista:
  1. Thật ra fashionista thường không phải là người có nhiều tiền. Họ không mặc đồ hiệu từ trên xuống dưới vì họ không có tiền và vì đó không phải là cách của người sành điệu. Tuy nhiên họ luôn có một số món hàng hiệu như giày và túi để có thể làm bật lên mọi trang phục. Họ có thể mặc quần áo của Zara, H&M hay thậm chí Saigon Square nhưng họ mix vào một chiếc túi Chloe, Jil Sander, Balenciaga, Celine và mang một đôi giày hiệu. Và không ai có thể phân biệt được món nào trên người họ là đắt/rẻ, chỉ có một tổng thể rất thời trang.
  2. Họ biết rõ style nào đang là xu hướng nhưng họ không bao giờ mặc ngay bộ đồ mà Gucci vừa đưa lên runway mùa này. Họ vẫn mặc xu hướng hot nhất hiện nay, nhưng chỉ điểm xuyết. Ví dụ: trend năm nay đang là chấm bi thì anh chàng fashionista nọ mặc quần jeans kèm với một chiếc áo sơ-mi trắng tinh, và chỉ duy nhất khu vực gần cổ áo ở phía sau lưng có họa tiết chấm bi rất mờ, chỉ có ai tinh ý mới nhận ra. Và không có logo, họa tiết gì để bạn biết rằng chiếc áo đó là của Giorgio Armani.
  3. Tủ quần áo của fashionista được xây dựng xung quanh một số món cơ bản: quần jeans đẹp, áo sơ-mi may chuẩn, áo khoác (cardigan, jeans, vest nhẹ, jacket v.v), áo thun một màu cơ bản. Với phụ nữ thì có thêm little black dress, váy chữ A, váy bút chì. Họ mua những món không thể thiếu đó và mix match thêm với những món trendy theo mùa khác.
Ai nói fashionista phù phiếm, thật chính xác. Nhưng bản thân fashionista chủ định leo lên đến cái đỉnh của sự phù phiếm bởi đó là cuộc sống, niềm vui, mơ ước của họ. Mỗi người có một niềm đam mê khác nhau: nấu ăn, làm giàu, học hành. Với fashionista, niềm đam mê của họ là ăn mặc đẹp. Ai nói fashionista nông cạn, hời hợt chỉ suốt ngày quần quần áo áo, là chưa hiểu họ. Thật ra làm fashionista tốn não không kém gì đi kinh doanh. Ai cũng muốn ăn mặc đẹp. Nhưng không phải ai cũng có gout thẩm mỹ, khả năng mix match, có phong cách, thần thái và hiểu biết về thời trang. Không phải ai cũng coi trọng việc ăn mặc và không phải ai cũng yêu thời trang bằng một tình yêu vô bờ bến, sẵn sàng ăn bánh mì để có tiền mua quần áo.

Thương lắm, fashionista.


By Nicky Khánh Ngọc (Nàng Thơ)
Source: https://www.facebook.com/nang.tho.9  

No comments:

Post a Comment